Trường MN Hoa Sữa tổ chức Hội thi đồ dùng dạy học tự làm cấp trường Năm học 2021 – 2022
Căn cứ tình hình thực tế, Trường Mầm Non Hoa Sữa tổ chức hội thi đồ dùng dạy học, đồ chơi tự tạo cấp trường năm học 2021 - 2022.
1. Mục đích
- Tiếp tục duy trì và đẩy mạnh phong trào tự làm đồ dùng, đồ chơi, học liệu số trong nhà trường. Khuyến khích giáo viên trau dồi kỹ năng nghề nghiệp, phát huy khả năng sáng tạo trong phong trào tự làm đồ dùng, đồ chơi, học liệu
số.
- Tăng cường đồ dùng, đồ chơi phù hợp thực tiễn giáo dục/dạy học của nhà trường; xây dựng kho học liệu số có chất lượng dùng chung phục vụ đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp dạy học trong toàn trường.
- Tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên trải nghiệm, giao lưu học hỏi kinh nghiệm cách thức sử dụng hiệu quả làm đồ dùng, đồ chơi, học liệu số.
- Tuyển chọn những bộ đồ dùng, đồ chơi tự làm, học liệu số có chất lượng để nhân rộng hoặc giới thiệu tham dự hội thi các cấp; đưa vào sử dụng những sản phẩm có giá trị, góp phần làm phong phú đồ dùng dạy học tự làm của nhà trường.
- Nâng cao năng lực, kỹ năng và phương pháp nghiên cứu làm đồ dùng dạy học của giáo viên trong trường từ những nguyên vật liệu tự nhiên, sẵn có để làm thành những đồ chơi tự tạo bền, đẹp, mang tính thẩm mỹ cao. Phục vụ thiết thực cho hoạt động đổi mới dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
- Bổ sung trang thiết bị, đồ dùng dạy học, đồ chơi vào các góc hoạt động, góp phần trang trí lớp theo hướng mở, giúp trẻ tích cực hoạt động khám phá, trải nghiệm.
- Tạo thành phong trào thường xuyên nghiên cứu tự làm đồ dùng dạy học,
đồ chơi, phục vụ yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động chăm sóc và giáo dục trong trường theo hướng “lấy trẻ làm trung tâm”.
2. Yêu cầu
- Hằng năm nhà trường có kế hoạch tổ chức phong trào làm và sử dụng đồ dùng, đồ chơi và học liệu số.
- Khuyến khích giáo viên tự làm, sử dụng đồ dùng, đồ chơi, học liệu số trong các tiết học và các hoạt động.
- Đồ dùng dạy học phải đảm bảo tính thẩm mỹ, sáng tạo, có chất lượng và
tính hiệu quả trong quá trình sử dụng đồ dùng, đồ chơi.
- Đề tài cần tập trung nghiên cứu vào việc đổi mới phương pháp dạy học, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, giải pháp đề ra phải có tính sáng tạo, phần đánh giá hiệu quả của đề tài bằng các phương pháp so sánh, thống kê, sử dụng công cụ đo để đánh giá trước và sau tác động cần có sự thuyết phục về tính thực tiễn.
3. Nội dung
- Sử dụng thường xuyên và khai thác triệt để công năng của bộ đồ dùng.
Đồng thời, linh hoạt điều chỉnh để phát huy giá trị sử dụng của mỗi bộ đồ dùng.
- Bộ đồ dùng xuất phát từ thực tế dạy học để sáng tạo trong quá trình làm và sử dụng đồ dùng, đồ chơi nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh.
- Sử dụng các vật liệu rẻ tiền sẵn có, đơn giản để làm các ĐDDH, đồ chơi mới có giá trị trong dạy học.
- Sáng tạo các loại ĐDDH, đồ chơi mới thuộc bất kỳ loại hình nào (tranh ảnh, phim, băng ghi âm, ghi hình, mẫu vật, mô hình, …) thiết thực phục vụ công tác CSGD trẻ trong nhà trường, thời gian 180 phút.
- Nộp bản thuyết trình ĐDDH dự kiến tự làm
- Nộp trước nguyên vật liệu để làm đồ dùng dạy học tự làm
4. Hình thức
- Làm và trưng bày đồ dùng tại vị trí Ban Tổ chức sắp xếp
- Giáo viên thuyết trình về bộ ĐDDH tự làm trước HĐKH trong thời gian tối đa 10 phút.
5. Chuẩn đánh giá
Tính phù hợp (thẩm mỹ, an toàn cho trẻ)
- Màu sắc đẹp, hấp dẫn , kích thước không quá to hoặc quá nhỏ đối với trẻ, không làm bằng chất liệu dễ vỡ, dễ hỏng.
- An toàn tuyệt đối với trẻ, không có gờ sắc, nhọn làm đau trẻ, chất liệu sơn phủ không độc hại đối với trẻ.
- Đồ dùng, đồ chơi được sử dụng để thực hiện các nội dung trong Chương
trình giáo dục mầm non, có tính ứng dụng cao trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ, đảm bảo an toàn tuyệt đối với trẻ.
6. Hiệu quả sử dụng
- Có tác động kích thích tính tò mò sáng tạo của trẻ
- Trẻ có thể thao tác với đồ vật và hoạt động trí tuệ
- Được nhiều trẻ sử dụng, sử dụng nhiều lần
7. Tính kinh tế
- Có thể sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau
- Bền về cơ học, vật chất và duy trì lâu dài đối với sở thích của trẻ
- Nguyên vật liệu dễ kiếm, dễ tìm
- Có khả năng nhân rộng.
- Nguyên vật liệu thiên nhiên ở địa phương và phế thải từ đồ dùng gia đình.
Đồ dùng, đồ chơi phù hợp với văn hoá địa phương, được làm từ các nguyên vật liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên, sẵn có, tiết kiệm, hiệu quả.
8. Tính sáng tạo
- Có tìm tòi, có ý tưởng mới lạ trong khi làm và khai thác sử dụng.
* Sau đây là một số hình ảnh bài dự thi của các Cô giáo trường MN Hoa Sữa: