mic
  • RSS
  • Đăng nhập
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ KON TUM
TRƯỜNG MẦM NON HOA SỮA
  • :
  • :
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Sơ đồ tổ chức
      • Ban Giám hiệu
      • Tổ Chuyên môn
      • Tổ Hành chính- Văn phòng
      • Hội Thường trực PHHS
    • Quá trình hình thành và phát triển
      • Kỷ yếu
      • Tiểu sử
    • Chức năng nhiệm vụ của Ban giám hiệu trường
    • Danh bạ liên hệ
  • Văn bản
    • Văn bản pháp quy
    • Văn bản của phòng Giáo dục
    • Văn bản của Trường
  • Thủ tục hành chính
  • Tài nguyên
    • Bài giảng điện tử e-Learning
    • Cổng dịch vụ trực tuyến
    • Trang tài nguyên cơ sở dữ liệu ngành
    • Cổng thông tin điện tử Sở GD&ĐT
  • Công tác - Nhà trường
    • Kế hoạch công tác
    • Công tác giáo dục pháp luật
  • Tin tức - Sự kiện
    • Tin tức từ Phòng
    • Tin tức và sự kiện
    • Công khai
    • Hoạt động chuyên môn
    • VIDEO DẠY HỌC
    • Chương trình tuần
    • Học trực tuyến
    • Chăm sóc giáo dục
    • Thực đơn của bé
      • Thực đơn tuần
  • Thông báo
    • Thông báo từ Phòng
    • Thông báo
  • Tư liệu
    • Thư viện ảnh
    • Video Clip
      • Video hoạt động chào mừng 20/11
      • Văn nghệ 2/9
      • Video 20/11/2016
      • Video Khai giảng năm học 2016-2017
      • Video văn nghệ
  • Ý kiến đóng góp
Thông báo:
Trường mầm non Hoa Sữa tổ chức tổng kết năm học 2021 - 2022   Nội quy tiếp công dân   Thông báo lịch tiếp công dân của Phòng Giáo dục và Đào tạo năm 2022   Đoàn thể thao ngành Giáo dục và đào tạo thành phố đạt thành tích cao tại Giải thể thao học sinh tỉnh KonTum năm 2022   "Biến" phế thải thành đồ dùng, đồ chơi cho trò   Trường MN Hoa Sữa tổ chức Hội thi đồ dùng dạy học tự làm cấp trường Năm học 2021 – 2022   KẾ HOẠCH Thực hiện Tổ phản ứng nhanh trong công tác phòng, chống  dịch bệnh Covid-19   BÁO CÁO CÔNG TÁC TIẾP CÔNG DÂN, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO NĂM 2021   BÁO CÁO CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG NĂM 2021   KẾ HOẠCH TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT QUÝ IV NĂM 2021   GIÁO ÁN: HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN CHỮ CÁI LÀM QUEN A Ă Â. GV: PHẠM THỊ THẢO - Lớp mấu giáo: 5-6 tuổi   GIÁO ÁN: SO SÁNH SỐ LƯỢNG 3 NHÓM ĐỐI TƯỢNG TRONG PHẠM VI 7. GV: CÁO THỊ LINH - Lớp MG 5 -6 TUỔI   
Sổ liên lạc điện tử
Cùng nhau tranh tài
Cùng nhau tranh tài
Liên kết
images__4__36d4b197b7
Thăm dò ý kiến
Bình chọn Xem kết quả

Kết quả bình chọn

Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 1
Hôm nay : 1
Tháng 07 : 61
Quý 3 : 61
Năm 2022 : 3.962
  1. Công tác - Nhà trường
  2. Kế hoạch công tác
Thứ 6, 26/11/2021 | 10:43
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tuyên truyền 90 năm Cuộc đấu tranh Lưu huyết tại Ngục Kon Tum (12/12/1931 - 12/12/2021)

Chia sẻ
Đọc bài Lưu

          Ngày 5-10-2021, Trường MN Hoa Sữa tổ chức Lễ phát động thi đua cao điểm kỷ niệm 90 năm Cuộc đấu tranh Lưu huyết tại Ngục Kon Tum (12/12/1931 - 12/12/2021) với chủ đề “Phát huy tinh thần toàn quốc kháng chiến, quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2021”. Thông qua đợt thi đua nhằm giáo dục, bồi đắp, phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống cách mạng, tinh thần bất khuất, ý chí kiên cường của quân và dân ta trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược; làm cho cán bộ, chiến sĩ luôn tự hào về Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại, dân tộc và quân đội anh hùng, có nhận thức, động cơ, quyết tâm thi đua đúng đắn, đoàn kết, khắc phục khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. 

           Sau đây là đôi nét Lịch sửa về Cuộc đấu tranh của những người tù chính trị tại ngục Kon Tum vào tháng 12 năm 1931:

Ngục Kon Tum một thời được ví là “địa ngục trần gian”, nơi giam giữ và đoạ đầy hơn 500 chiến sĩ cách mạng. Các chiến sĩ cách mạng đã đấu tranh kiên cường bất khuất và nhiều người đã hy sinh anh dũng, nằm lại vĩnh viễn vùng đất cực tây của Tổ quốc. Sự hy sinh của họ được nhân dân khắc cốt ghi xương.

Nằm ở bờ Bắc về phía hạ lưu sông Đăk Bla đoạn vắt ngang thành phố Kon Tum xinh đẹp, êm đềm, Di tích lịch sử Ngục Kon Tum cùng với bảo tàng tổng hợp tỉnh như một điểm nhấn vào mắt du khách khi ngược xuôi trên con đường thiên lý Hồ Chí Minh chạy suốt từ Bắc vào Nam, đoạn qua miền Trung uốn lượn. Trong chặng đường lịch sử của tỉnh Kon Tum, sự kiện “Cuộc đấu tranh lưu huyết” ngày 12/12/1931 và “Cuộc đấu tranh tuyêt thực” từ ngày 12 đến ngày 16/12/1931 của những người tù chính trị tại nhà Ngục Kon Tum mãi mãi là khúc tráng ca bất diệt về lòng yêu nước, tinh thần quả cảm của các chiến sỹ cộng sản đã làm cho kẻ thù khiếp sợ, mãi mãi là tấm gương oanh liệt cho các thế hệ mai sau.

Ngược dòng lịch sử, ta biết Ngục Kon Tum được thực dân Pháp bắt tay xây dựng Ngục Kon Tum (Lao trong) từ năm 1905 đến cuối năm 1917 mới hoàn thành. Ngục Kon Tum xây bên cạnh một rãnh nước lớn kế cận ngục phía Đông - Bắc là đường 14 (nay là đường Phan Đình Phùng - trục đường Hồ Chí Minh chạy qua thành phố Kon Tum); Tây - Nam là đồn lính khố xanh; Đông - Nam là tòa sứ, dinh quản đạo bù nhìn, Sở Cảnh sát. Chúng đặt Ngục Kon Tum vào thế bị bao vây cô lập. Để dễ bề kiểm soát chúng đào một rãnh sâu dài 150m, rộng 100m, thiết kế tại đó bốn dãy nhà theo hình hộp (vuông) diện tích khoảng 2,5ha, bốn góc ngục có 4 lô cốt xây nổi lên, đêm ngày canh phòng cẩn mật. Nhà lao xây theo kiểu pháo đài Vauban (Vô-băng) xưa của Pháp thuộc thế kỷ 17. Mái lợp ngói, vách bằng tocsi quét vôi, bốn bề không có tường bao quanh che kín như các nhà lao khác, bốn nhà dọc ngang xây liền lại với nhau thành một hình vuông, mỗi bề 18m thì có một cửa ra vào và hai chòi cao để lính gác có thể quan sát trong và ngoài lao; ở giữa là một cái sân vuông nhỏ hẹp, bề rộng của một dãy là 3,5m trong đó để 2m lát ván nằm, 1,5m là đường đi, người nằm trên sàn ván nhìn thấy ngoài sân.

Năm 1930, phong trào cách mạng ở Trung kỳ sôi nổi. Tại Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi,… các cuộc biểu tình liên tiếp xảy ra. Trong các cuộc biểu tình đó ngoài số người bị địch bắn chết ngay còn số bị bắt giam ở các lao cũng có tới hàng trăm ngàn người. Bấy giờ thực dân Pháp muốn lấy nhân công để khai phá các nơi nổi tiếng là rừng thiêng nước độc như Đà Lạt, Buôn Mê Thuột, Kon Tum… Chúng bèn lợi dụng nhân công tù phạm. Lúc này viên công sứ Kon Tum lúc bấy giờ là Jerusalemy nhân muốn làm xong con đường 14, bèn xin gửi chính trị phạm lên và lập ở Kon Tum một nhà ngục - đó là hoàn cảnh ra đời của Ngục Kon Tum (Lao ngoài).

Di tích lịch sử Ngục Kon Tum mang dấu ấn hào hùng của dân tộc

Ngục Kon Tum là nơi giam cầm những tù chính trị bị bắt trong cao trào cách mạng Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930-1931), thực dân Pháp đã bắt giam và đày ải trên 500 lượt tù chính trị. Để tiếp tục tiêu diệt phong trào cách mạng và đảng viên cộng sản, chúng quyết định mở các công trường ở miền rừng núi nhằm mục đích:

 - Nhanh chóng giảm bớt số lượng tù nhân bị giam giữ chật kín ở nhà đày các tỉnh miền Trung.

- Khai thác sức lao động không công của tù nhân để xây dựng tuyến đường 14 nối liền các tỉnh Tây Nguyên với vùng đồng bằng, trung du ven biển để phục vụ cho mưu đồ cai trị và khai thác thuộc địa của chúng.

- Lợi dụng nơi rừng núi xa xôi, dân cư thưa thớt cách xa các trung tâm đô thị và đồng bằng nhằm cách ly tư tưởng Cộng sản; đồng thời để giết dần, giết mòn các tù nhân chính trị mà không sợ tai tiếng và dư luận lên án.

Chỉ trong 6 tháng làm đoạn đường dài 15 km từ Đăk Pao đi Đăk Pék, gần 2/3 trong số 295 người tù chính trị đã bị chết một cách thê thảm, chỉ còn lại chừng 1/3 sống sót trong cảnh ốm yếu, da bọc xương.

Những người Cộng sản đã đi đầu, lãnh đạo quần chúng cách mạng đấu tranh. Họ không sợ chết khi giáp mặt với kẻ thù. Khi bị giam ở Ngục Kon Tum, họ lại một lần nữa toả sáng chất thép, trở thành chỗ dựa cho quần chúng cách mạng trong ngục tù đế quốc. Những người cộng sản, đã được tôi luyện trong ngọn lửa đấu tranh cách mạng Xô viết Nghệ Tĩnh, những người con Nghệ Tĩnh đã kiên cường, bất khuất đấu tranh chống lại mọi mưu mô, thủ đoạn thâm độc, xảo quyệt của kẻ thù. Nhà tù thực dân trở thành trường học cách mạng để những người cộng sản lớp trước đào tạo, rèn luyện cho những chiến sỹ cách mạng đàn em về lý tưởng cộng sản, về lý luận Mác – Lênin, về đường lối đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng xã hội mới, về phẩm chất của những người cộng sản…

Họ tích cực tuyên truyền, vận động, giác ngộ nhân dân và binh lính, làm cho họ hiểu rõ hơn, đúng hơn về người tù chính trị. Vì vậy, tình cảm của đồng bào với tù chính trị trở nên thân thiết hơn. Thái độ và hành động đối xử của binh lính đối với tù nhân cũng khá hơn trước. Một số anh em lính bắt đầu chống lại bọn chỉ huy, họ đứng về phía tù nhân đấu tranh khi chúng bắt tù đi làm ngày chủ nhật hoặc chống lại sự đàn áp người tù.

Những năm 1930-1931, sau thất bại của cao trào cách mạng Xô Viết-Nghệ Tĩnh, trong chiêu bài lừa bịp đi “Tự do sinh hoạt”, thực dân Pháp lần lượt đưa các đoàn tù chính trị Cộng sản ở nhà lao các tỉnh đồng bằng lên giam cầm ở Ngục Kon Tum. Tại đây, thực hiện âm mưu lợi dụng Kon Tum nơi rừng thiêng, nước độc, hoang vắng để giết dần, giết mòn những người Cộng sản, thực dân Pháp đã áp dụng một chế độ cai trị cực kỳ dã man, tàn bạo đối với tù nhân trong công cuộc làm đường 14 xâm lược. Cuộc sống vô cùng tồi tệ, ốm đau, bệnh tật không được cứu chữa; đã vậy lại thường xuyên bị những trận đòn roi, báng súng đánh đập vô cớ, với những trò giết người man rợ của bọn cai, đội và binh lính.

Sáu tháng trên công trường (từ tháng 12/1930 đến tháng 6/1931) các tù nhân phải đương đầu với những âm mưu thâm độc, những trận đòn tàn ác và cái khắc nghiệt của thời tiết. Nỗi đau đớn, thống khổ tột cùng của tù nhân không làm sao kể xiết. Chính vì thế, chỉ trong 6 tháng với 15 km đường đã có 150 trong tổng số 295 tù chính trị bị chết thê thảm, người sống sót chỉ còn da bọc xương và bệnh tật đầy người.

Trước những nỗi thống khổ của anh em tù nhân, hai chi bộ Cộng sản ở Kon Tum lúc bấy giờ là Chi bộ Binh và Chi bộ Đường phố đã phối hợp tuyên truyền, phát động quần chúng nhân dân Thành phố Kon Tum đấu tranh phản đối sự đàn áp của địch, vạch trần tội ác của bọn thực dân đối với tù chính trị làm đường ở Đăk Pao, Đăk Pét, lên án thủ đoạn chia rẽ dân tộc, chia rẽ người Kinh với người Thượng của thực dân Pháp.

Trong khi hai chi bộ đang tích cực tuyên truyền, vận động, thì không may, cơ sở cách mạng ở Trung kỳ bị vỡ, tác động dây chuyền đến Kon Tum. Tổ chức Đảng ở đây cũng bị bại lộ. Địch bắt giam cầm, tra tấn một số đồng chí, một số khác trong đối tượng tình nghi, địch ly gián ra Lao ngoài. Tại đây, số tù chính trị cũ và mới gặp nhau. Trước một tập thể giàu kinh nghiệm và đầy bản lĩnh trên trường tranh đấu, các chiến sỹ Cộng sản đã nhanh chóng hình thành một Ban lãnh đạo chung, tổ chức tuyên truyền, tập duyệt các anh em tù nhân đấu tranh từ hình thức thấp đến hình thức cao, từ tự phát đến tự giác....Và từ trong tập duyệt đấu tranh, tinh thần, khí thế cách mạng ngày càng được tôi luyện, dâng cao. Những đội Cảm tử, Quyết tử ra đời....Tất cả sẵn sàng cho một cuộc đấu tranh lớn, quyết sống còn với kẻ địch, mà đỉnh cao là Cuộc đấu tranh Lưu huyết vang động núi rừng của các anh em tù chính trị phản đối việc bắt tù nhân đi làm con đường xâm lược lần thứ 2.

Với tinh thần chuẩn bị sẵn sàng đối phó, với quyết tâm đấu tranh đến cùng, sáng ngày 12/12/1931, khi bọn thực dân tiến hành thực hiện chính sách ly gián tù nhân và chuẩn bị đưa một số tù còn lại lên Đăk Pét làm đường 14 lần thứ hai đã gặp phải sự đấu tranh quyết liệt của tù chính trị ở Lao ngoài, trong đó có nhiều đồng chí trong đội Cảm tử, Quyết tử và Ban phụ trách nhà lao. Anh em tù nhân đã đồng tâm đóng chặt cửa, hô vang các khẩu hiệu phản đối đi làm đường, phản đối chế độ thực dân cai trị, kiên quyết không chịu lên công trường Đăk Pét. Trước sự phản đối quyết liệt của tù nhân, bọn Công sứ, giám binh, nhiều binh lính kéo đến vây ráp, điên cuồng nã súng tàn sát đẫm máu tù nhân làm 8 người chết, 8 người bị thương.

Sau khi đàn áp đẫm máu tù chính trị ở Lao ngoài, địch tiến hành bắt một số người không bị thương, còng tay áp tải lên Đăk Sút, số còn lại, chúng dồn tất cả vào Lao trong. Tại Lao trong, với tinh thần đấu tranh đã được anh em tù nhân chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, nên sự việc diễn ra ở Lao ngoài mới chỉ là điểm mở đầu. Tại đây, trong niềm đau thương vô hạn, nỗi uất hận khôn lường, tù nhân càng siết chặt đội ngũ, đoàn kết chặt chẽ, đấu tranh đến cùng. Những ngày tuyệt thực phản đối chính sách cai trị, cùng với Bản tuyên ngôn chính trị và yêu sách của tù nhân đối với chính quyền thực dân Pháp được đưa ra....Cuộc đấu tranh cứ thế tiếp diễn và tiếp diễn ngày một sục sôi. Nhận thấy không thể lay chuyển được tinh thần, ý chí đấu tranh kiên quyết của tù chính trị, sáng ngày 16/12/1931, thực dân Pháp một lần nữa nã súng tàn sát cuộc đấu tranh tuyệt thực làm 7 đồng chí hy sinh và 8 đồng chí bị thương, đồng thời lập tức áp giải, phân tán số tù nhân còn lại, dập tắt cuộc đấu tranh.

Mặc dù bị kẻ địch đàn áp dã man, tàn bạo, song Cuộc đấu tranh Lưu huyết, với tinh thần quyết tử, chấp nhận hy sinh của các tù chính trị vì mục tiêu cao cả "Chết để sống", "Chết một người để cứu muôn người" đã thể hiện được bản lĩnh, khí phách hiên ngang của các chiến sĩ Cộng sản trước lưỡi lê, mũi súng tàn bạo của quân thù; thể hiện ý chí, khát vọng vươn lên đấu tranh tìm đến chân lý độc lập, tự do cho mọi người, cho dân tộc, cho Tổ quốc. Cuộc đấu tranh đã gây được tiếng vang lớn đối với dư luận thế giới về quyền tự do công lý và nhân phẩm con người; tạo cho dư luận trong nước và thế giới biết rõ hơn về chính sách cai trị lao tù của Pháp ở Đông Dương; đã lật tẩy được bộ mặt đê hèn với sự giả danh của ngọn cờ "tự do", "bình đẳng", "bác ái" của bọn thực dân xâm lược.

Cuộc đấu tranh Lưu huyết quyết liệt ấy đã thể hiện tinh thần quyết tâm sắt đá, là mệnh lệnh thiêng liêng của trái tim, khối óc của các chiến sĩ Cộng sản trước vận mệnh sống còn của đất nước,của dân tộc. Tuy cuộc đấu tranh bị bọn thực dân tàn sát đẫm máu, nhưng kết quả mang lại là rất to lớn, đã buộc địch phải thay đổi chế độ cai trị hà khắc và chấp nhận nhượng bộ theo yêu sách của anh em tù chính trị đưa ra. Và nhất là từ bỏ việc xây dựng con đường 14 xâm lược, đóng cửa và giải tán bộ máy nhà Ngục Kon Tum-lò giết người Cộng sản vào năm 1934 đã chứng minh sự thừa nhận thất bại của thực dân Pháp trước tinh thần đấu tranh quyết tử của tù chính trị và nhân dân các dân tộc nơi đây.

Tiếp nối truyền thống của những đảng viên kiên trung tại nhà lao Kon Tum năm ấy, lớp lớp các thế hệ cán bộ, quân và dân các dân tộc Kon Tum đã đứng lên đấu tranh anh dũng, bất khuất, quật cường chống lại các kẻ thù xâm lược, hết thực dân Pháp, phát xít Nhật rồi đến đế quốc Mỹ; chiến tranh nối tiếp chiến tranh, cùng với những mất mát đau thương, những khúc ca bi tráng; các thế hệ cha anh đã viết lên trên mảnh đất Kon Tum những chiến công oai hùng, góp phần làm tô thắm thêm những trang sử vẻ vang của quê hương, dân tộc.

Những cuộc đấu tranh trong Ngục Kon Tum đã thể hiện được bản lĩnh, khí phách hiên ngang của các chiến sĩ cộng sản và để lại cho thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ sau này những bài học kinh nghiệm xương máu:

- Luôn luôn đề cao cảnh giác, tỉnh táo đề phòng âm mưu thủ đoạn xảo quyệt của kẻ thù.

- Giữ vững lòng tận trung, chí hiếu với dân, với nước, với đoàn thể, chiến thắng bản thân mình để vượt qua mọi thử thách, tiếp tục cuộc chiến đấu mới.

- Phát huy cao độ yếu tố dân tộc, tích cực  cảm hóa thuyết phục  anh chị em tù thường và hàng ngũ lính tráng, cai đội có ít nhiều tinh thần yêu nước để tập hợp lực lượng, tạo thuận lợi cho các cuộc đấu tranh trong tù.

- Tùy tình hình thực tế trong tù mà tổ chức cách hoạt động thích hợp, chuẩn bị mọi tư thế để ứng xử linh hoạt với mọi tình huống bất ngờ xẩy ra.

- Nuôi dưỡng tinh thần lạc quan cách mạng, chống mọi biểu hiện tiêu cực, bi quan, thất vọng; tranh thủ mọi thời gian để tổ chức sinh hoạt văn nghệ và học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hóa để chuẩn bị tiếp tục hoạt động sau khi ra tù.

- Chăm lo khối đoàn kết trong nội bộ tù nhân. Bằng mọi biện pháp duy trì đường dây liên lạc với tổ chức cách mạng và phong trào quần chúng bên ngoài nhà lao.

- Tù chính trị luôn giữa vững phẩm chất người chiến sỹ cách mạng cống hiến đến hơi thở cuối cùng. Để chống lại âm mưu chia rẽ, ly gián của kẻ thù, các tầng lớp tù nhân cần tăng cường đoàn kết. “ Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết” đó là bài học muôn thuở. Sống trong tù càng cần phải đề cao tinh thần nhân đạo, tình thương yêu đùm bọc nhau trước những hành động dã man tàn bạo của kẻ thù giai cấp và dân tộc, gạt bỏ mọi sự mặc cảm, thành kiến bởi sự khác nhau về cấp bậc, thành phần, tầng lớp xã hội, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc, đảng phái...

Trên cơ sở đoàn kết nội bộ tù nhân, bằng mọi cách cảm hóa, tuyên truyền, giác ngộ ý thức cách mạng giác ngộ tù thường phạm và lính cai ngục có lòng yêu nước thành lập chi bộ Đảng Ngục Kon Tum. Tù chính trị Ngục Kon Tum đã xuyên thủng được cái vỏ bọc bằng thép của chế độ khắc  tạo được mối quan hệ qua lại khá thường xuyên giữa hoạt động trong tù với phong trào bên ngoài. Các chiến sỹ cộng sản đã biến nhà tù thành một cơ sở, một môi trường hoạt động cách mạng. Đó là một điều kỳ diệu, một bài học đắt giá, được đúc kết bằng nhiều kinh nghiệm xương máu qua bao năm tháng, nhiều thế hệ tù chính trị.

Ngục Kon Tum được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia

 

90 năm đã trôi qua, nhưng hình ảnh những người tù chính trị đã ngã xuống vì độc lập tự do cho đất nước, vì lý tưởng của Đảng đã đi vào lịch sử, tạo nên một hình ảnh Nhà lao Kon Tum kiên cường, bất khuất, một biểu tượng về lòng yêu nước, một tinh thần quả cảm, kiên trung. Các chiến sĩ Cộng sản đã tô thắm thêm truyền thống yêu nước, đấu tranh cách mạng của quê hương Kon Tum anh hùng. Những tấm gương anh dũng hy sinh của các chiến sĩ cách mạng tiền bối sẽ mãi là bản tráng ca bi hùng, đã, đang và sẽ sống mãi trong trái tim người dân Kon Tum và cả dân tộc Việt Nam, trong lịch sử, hiện tại và tương lai./.

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan

HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT VÀ SỬ DỤNG ỨNG DỤNG “SỔ SỨC KHOẺ ĐIỆN TỬ”

Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật Quý IV năm 2021

Công đoàn Trường MN Hoa Sữa tiếp tục hỗ trợ các lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch Covid-19

HỘI NGHỊ VIÊN CHỨC VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG NĂM HỌC 2021-2022

GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH VẼ, TÔ MÀU CON MÈO Lứa tuổi: 4-5 tuổi

GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC QUÀ 8/3

GIÁO ÁN GHÉP ĐÔI 3-4 TUỔI: HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TOÁN GHÉP ĐÔI

VIDEO TRUYỆN CHÚ DÊ ĐEN. GVTH: NGUYỄN THỊ HOANH LỚP 3-4 TUỔI

VIDEO HƯỚNG DẪN MỘT SỐ TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG TẠI NHÀ. GVTH: CAO THỊ LIÊN - LỚP NHÀ TRẺ

VIDEO HƯỚNG DẪN TRẺ LÀM CON CÁ TỪ LÁ CHUỐI - LỚP MG 5-6 TUỔI

Tin mới nhất

Trường mầm non Hoa Sữa tổ chức tổng kết năm học 2021 - 2022

Nội quy tiếp công dân

Thông báo lịch tiếp công dân của Phòng Giáo dục và Đào tạo năm 2022

Đoàn thể thao ngành Giáo dục và đào tạo thành phố đạt thành tích cao tại Giải thể thao học sinh tỉnh KonTum năm 2022

"Biến" phế thải thành đồ dùng, đồ chơi cho trò

Trường MN Hoa Sữa tổ chức Hội thi đồ dùng dạy học tự làm cấp trường Năm học 2021 – 2022

Điều hành tác nghiệp
Điều hành tác nghiệp
Văn bản mới
  • Số: 26/QĐ-MNHS
    Tên: (Quyết định về việc ban hành Quy chế dân chủ trong hoạt động trường MN Hoa Sữa, năm học 2021-2022)
    Ngày ban hành: (23/09/2021)
  • Số: 221/PGD&ĐT-CMTH-THCS
    Tên: (Văn bản hướng dẫn học qua internet, trên truyền hình)
    Ngày ban hành: (31/03/2020)
  • Tên: (DANH SÁCH KHÓA HỌC MIỄN PHÍ TRÊN VIETTELSTUDY)
    Ngày ban hành: (10/02/2020)
  • Số: 05/KH-TrMN
    Tên: (KẾ HOẠCH Thực hiện Chương trình số 53-CTr/TU, ngày 21/02/2018)
    Ngày ban hành: (12/03/2018) - Ngày hiệu lực: (12/03/2018)
  • Số: VB-5421
    Tên: (giáo án điện tử)
    Ngày ban hành: (25/01/2018)
BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ
Bài giảng điện tử
Thông báo
Trường Mầm non Hoa Sữa

Địa chỉ:  Tổ 1 - Phường Ngô Mây - Thành Phố Kon Tum -Tỉnh Kon Tum

Email:  c0hoasua.pgdkt@kontum.edu.vn - Điện thoại:  02603856963